Nên chọn mực Plastisol hay mực nước khi in áo thun?

Điều đầu tiên cần cân nhắc khi quyết định phương pháp in áo thun quảng cáo mà bạn sẽ sử dụng là liệu máy in của bạn có thể sử dụng cả hai loại mực hay không? Trong khi ngày càng có nhiều người bắt đầu học cách làm việc với mực nước thì nó vẫn không được sử dụng phổ biến bằng mực Plastisol tiêu chuẩn công nghiệp. Nguyên nhân chính là do mực nước khó sử dụng hơn mực Plastisol. Vậy điểm khác biệt giữa hai loại mực này là gì và vì sao chúng ta lại sử dụng loại này mà không sử dụng loại kia? Rất khó để trả lời cho cây hỏi này vì nó còn phải phụ thuộc vào thiết kế của bạn, thị trường, thị hiếu cá nhân… Một vài mẫu thiết kế sẽ được in tốt hơn với phương pháp này nhưng những mẫu khách lại được in tốt hơn với phương pháp kia. Nếu máy in của bạn có khả năng, sự kết hợp hai loại mực in này sẽ mang đến kết quả tốt nhất. Dưới đây là ưu điểm và khuyết điểm của mực Plastisol và mực nước.

waterbase-vs-plastisol

MỰC PLASTISOL

  • Ưu điểm: độ chính xác về màu sắc tốt nhất, chống phai màu tốt nhất, có thể chồng các màu lên với nhau mà không bị trộn lẫn, rẻ nhất, thích hợp với hầu hết mọi loại máy in.
  • Khuyết điểm: có thể bị tróc ra sau một thời gian sử dụng, khi in trên đường may có thể dồn cục và vỡ vụn, tạo thành những vùng không đẹp mắt trên sản phẩm cuối cùng, không thích hợp cho những mẫu thiết kế phai hoặc vintage, không thân thiện với môi trường.

MỰC NƯỚC

  • Ưu điểm: thân thiện với môi trường, có thể in trên đường may tốt hơn mực Plastisol vì mực có thể tự thấm vào áo, lý tưởng cho những mẫu thiết kế sờn rách, có thể chồng mực Plastisol lên trên mà không có vấn đề gì (ngược lại mực nước chồng lên mực Plastisol sẽ không khô trên áo.)
  • Khuyết điểm: đắt hơn, không thể in trên các loại vải tối màu, chồng màu có thể gây ra vấn đề (như bạn có thể nhìn xuyên qua các lớp màu, dẫn đến màu bị trộn với nhau), độ chính xác về màu sắc không cao, phai màu ngay sau lần đầu tiên giặt, dẫn đến màu trở nên mờ hơn so với mong muốn.